7 yếu tố chính cho mô hình BIM

7 yếu tố chính cho mô hình BIM

Mô hình BIM là một trong những phần quan trọng nhất của toàn bộ quá trình triển khai công nghệ BIM trong xây dựng. Tuy nhiên việc hiểu và tiếp cận mô hình BIM còn nhiều sai lệch, bài viết này sẽ tóm tắt các yếu tố chính cần quan tâm khi tiến hành mô hình BIM.

mo hinh BIM

1. Lập kế hoạch cho quy trình mô hình BIM

Các dự án có các trình điều khiển khác nhau và các công ty sẽ có các tiêu chuẩn mô hình, các giao thức thực hiện khác nhau. Việc phát triển mang tính cộng tác của kế hoạch thực thi BIM (BIM Execution Plan) chính là nơi mà các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục cho dự án được đưa ra.

2. Tọa độ và hướng cho mô hình BIM

Các mô hình nên được định vị với tọa độ, cao độ thực tế. Điều này sẽ được chỉ định rõ trong tài liệu BIM Execution Plan.

3. Cấu trúc và quy ước đặt tên

Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng dữ liệu trong suốt vòng đời của mô hình BIM, đó mới là lợi ích lớn nhất mà công nghệ BIM đem lại. Trong cuộc thảo luận với chủ đầu tư và các bên liên quan, tài liệu BIM Execution Plan cần nêu ra:
  • Định nghĩa các không gian, phòng chức năng
  • Mức độ chi tiết và quy cách đặt tên cho cấu kiện
  • Các tham số cụ thể cho các đối tượng
Ngay cả khi kết thúc việc sử dụng mô hình mà dữ liệu vẫn chưa được hoàn thiện, thì dữ liệu phải được tạo ra một cách có cấu trúc và nhất quán để sử dụng trong tương lai khi cần thiết.

4. Mức độ phát triển của mô hình BIM (LOD)

LOD là những mức độ được sử dụng để thể hiện độ tin cậy của mô hình, sẽ bao gồm cho các đối tượng mô hình cụ thể tại các thời điểm khác nhau trong quá trình xây dựng mô hình BIM. Mục đích chính của LOD khi kết hợp với bản kế hoạch thực hiện BIM là làm rõ cho mỗi thành viên của nhóm thiết kế/xây dựng về những yêu cầu cần có trong các mô hình BIM ở từng giai đoạn và ở những mức độ nào để các bên liên quan có thể sử dụng. Có rất nhiều tài liệu về đề tài này, hoàn thiện nhất là tài liệu LOD Specification 2015  được soạn thảo bởi BIM Forum.

5. Phối hợp mô hình BIM

Một trong những lợi ích chính của quá trình BIM là khả năng phối hợp các yếu tố mô hình, nó được thực hiện tại chỗ bằng cách giải quyết các vấn đề phối hợp trong môi trường mẫu. Mỗi người điều phối BIM có trách nhiệm đảm bảo rằng các mô hình được phối hợp cả trong chính bộ môn đó và với các bộ môn khác. Các vấn đề phối hợp chính cần được giải quyết trước khi các mô hình được liên kết và chạy thông qua các chương trình phát hiện va chạm.

6. Bàn giao mô hình BIM

Khi phát hành một mô hình, người điều phối BIM phải có một tài liệu mô tả mô hình (Model Description Document-MDD) bao gồm thông tin quan trọng về mô hình. MDD nên được đặt tên sao cho nó có thể dễ dàng kết hợp với mô hình chuẩn, mô tả mô hình, giải thích mục đích và giới hạn của nó. Định dạng và nội dung của MDD cần được thống nhất và thể hiện như một phần của việc xây dựng BIM Execution Plan.

7. Các sản phẩm BIM

Bản tóm tắt dự án BIM cần nêu rõ những gì được yêu cầu. Hiện tại, hợp đồng được dựa trên tài liệu giấy 2D (bản vẽ, tiến độ và chỉ tiêu kỹ thuật). Khi quá trình BIM hoàn tất, tất cả các thông tin này có thể được đưa vào trong mô hình BIM. Nếu mô hình BIM là một phần trong các văn bản bàn giao (từ đội thiết kế đến nhà thầu hoặc từ nhà thầu đến chủ đầu tư) thì cần xác nhận những điều sau:
  • Mô hình riêng biệt hay mô hình phối hợp
  • Kiểu, định dạng tệp
  • Những gì được hoặc không được thể hiện trong mô hình BIM
Trường hợp các sản phẩm 2D được tạo ra từ mô hình, chúng phải thể hiện chính xác cho mô hình và không được sửa đổi ở định dạng 2D. Bạn đọc click để xem chi tiết các khái niệm: BIM Execution Plan LOD trong BIM BIM Tools Trên đây là 7 yếu tố mà các công ty xây dựng cần quan tâm khi triển khai BIM trong thực tế. Tác giả đã tham khảo nội dung từ tài liệu BIM Handbook từ New Zealand.
FEATURED TOPIC