Ứng dụng BIM cho quản lý tài sản

Chủ đầu tư đang dần sử dụng mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling - BIM) như là một phần cốt lõi của quá trình thiết kế, xây dựng và bắt đầu mở rộng giá trị của BIM cho toàn bộ vòng đời tài sản công trình. Vòng đời BIM là dựa trên quy trình mô hình cộng tác để tạo lập, duy trì và sử dụng thông tin xây dựng để quản lý hiệu quả các hoạt động và bảo trì tòa nhà trong suốt vòng đời hoạt động của chúng. Có hai phương pháp chính để thu thập và tạo ra mô hình "giàu dữ liệu" trên một hoặc nhiều công trình. Phương pháp đầu tiên bao gồm việc sử dụng dữ liệu BIM ở giai đoạn sau thi công xây dựng, trong các hệ thống cơ sở vật chất, tạo ra một hoạt động tương tác và hướng dẫn bảo trì giữa mô hình BIM và hệ thống quản lý tích hợp (Integrated Workplace Management System). Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm AEC, được chọn để thiết kế và thi công các cơ sở vật chất mới, cải tạo hoặc đang được xây dựng. Phương pháp thứ hai liên quan đến mô hình hóa các cơ sở hiện có, để tiếp cận toàn diện vòng đời BIM cho toàn bộ danh mục đầu tư.

Sự phát triển của mô hình BIM cho FM

Nhiều chủ đầu tư đang sở hữu mô hình Revit được phát triển từ giai đoạn thiết kế, thi công cũng muốn kết nối với các phần mềm để quản lý tài sản. Tuy nhiên, mô hình Revit cần phải thực sự phù hợp với các phần mềm quản lý (Computer-Aided Facility Management - CAFM) đó. Thí dụ như mức độ phát triển của mô hình ra sao? Các không gian phòng có được chỉ định trong mô hình Revit? Có nhiều mức độ đánh giá tính hữu ích của thông tin dựa trên chất lượng, loại, mức chi tiết và tính phù hợp để quản lý cơ sở vật chất của thông tin chứa trong mô hình. Dưới đây là tổng quan chung về sự phát triển của mô hình và việc sử dụng chúng cho mỗi giai đoạn của vòng đời của tòa nhà. Mục đích chính là giúp các bạn hiểu Mô hình Thông tin Xây dựng phát triển theo thời gian như thế nào, vì chúng ta đang hướng tới FM và quá trình vận hành công trình.

BIM cho quản lý tài sản

Mô hình thiết kế (Design Model)

Được phát triển bởi đội ngũ thiết kế với mức độ LOD cụ thể, nhằm đưa ra ý định thiết kế và tạo các tài liệu, chi tiết được sử dụng trong quá trình thi công.

Mô hình thi công (Construction Model)

Bao gồm chi tiết ở mức độ cao được sử dụng trước và trong quá trình xây dựng, nhằm tăng độ tin cậy, tính an toàn, loại bỏ xung đột và mô phỏng các kết quả thực tế trên công trường.

Mô hình hoàn công (As-built Model)

Bao gồm cả dữ liệu trong quá trình xây dựng và chế tạo với các tiết hình học và được tổng hợp từ nhiều bộ môn (kiến trúc, kết cấu, cơ điện, cảnh quan,…) thành một mô hình duy nhất, giúp chủ đầu tư quản lý dễ dàng hơn sau này.

Mô hình quản lý tài sản (Facilities BIM)

Chứa các thông tin với mức độ chính xác, phản ánh mô hình thiết kế và cập nhật mô hình hoàn công cho các không gian phòng, các tài sản được sử dụng cho vận hành và bảo trì. Một số khái niệm Facility: cơ sở vật chất, tài sản. FM: Facility Management Nguồn: https://fmsystems.com
FEATURED TOPIC