Công nghệ thi công ván khuôn trượt

CÔNG NGHỆ THI CÔNG VÁN KHUÔN TRƯỢT

Thi công sử dụng công nghệ ván khuôn trượt là một phương pháp thực hiện theo một quy trình công nghệ chặt chẽ và có tổ chức cao, thể hiện đầy đủ các đặc trưng của phương pháp thi công theo dây chuyền. Sử dụng ván khuôn trượt đạt được hiệu quả cao theo xu thế công nghiệp hóa bởi vì nó tổ chức được dây chuyền liên tục tốc độ cao. https://www.youtube.com/watch?v=58BhTYiPykE&feature=youtu.be  
  • Dựa vào khích thước mặt cắt kết cấu mà tổ hợp ván khuôn một lần khi thi công trượt để ván khuôn dịch chuyển đồng bộ. Hạn chế tổ hợp lại ở trên cao.
  • Toàn bộ trọng lượng của thiết bị ván khuôn trượt, tải trọng thi công trên sàn thao tác, lực ma sát khi nâng giữa ván khuôn và betong là do ty kích gánh chịu và truyền khối vách. Vì vậy, betong của kết cấu vách sau khi trượt ra phải có một cường độ nhất định có thể giữ ty kích để đảm bảo tính ổn định chống đỡ của ty kích.
VÁN KHUÔN TRƯỢT
  • Việc lắp dựng cốt thép trong ván khuôn trượt và việc đổ betong kết cấu được tiến hành liên tục, đồng thời với việc trượt ván khuôn. Chiều cao của tấm ván khuôn trượt thường từ 1.0-1.2m. Hệ ván khuôn này kể cả sàn công tác được tỳ vào chính kết cấu của công trình để nâng lên.
  • Trong quá trình ván khuôn khối vách dịch chuyển trượt lên và kết cấu thi công lên cao, phải luôn luôn tiến hành quan trắc độ thẳng đứng và hiệu chỉnh các sai lệch thẳng đứng, vặn để đảm bảo sai lệch của độ thẳng đứng kết cấu nằm trong phạm vi cho phép.
  • Trong công nghệ thi công ván khuôn trượt, ván khuôn được nâng đồng thời và lấy việc đổ betong làm công đoạn chính. Nghĩa là trong quá trình thi công khối vách phải nắm vững và xửa lí tốt mối quan hệ:
    • Việc đổ betong và khối vách.
    • Cường độ betong ra khỏi ván khuôn.
    • Việc cung cấp vận chuyển betong theo chiều đứng.

Đây là điều mấu chốt quyết định chất lượng kết cấu, đảm bảo thuận lợi cho vận hành trượt và an toàn thi công.

VÁN KHUÔN TRƯỢT

  • Thi công ván khuôn trượt là phương pháp thi công có tính liến khối và cưỡng bức , tính liên tục và kỹ thuật tương đối cao. Thi công theo phương pháp này yêu cầu phải đổ betong liên tục để không có mạch ngừng, do đá công tác cốt thép phải tiến hành đồng bộ, kịp thời; ván khuôn trượt không được gián đoạn. Vì vậy trước lúc trượt phải làm đầy đủ công tác chuẩn bị và trong và trong quá trình trượt cần phối hợp chặt chẽ các loại công việc, các phương diện để thi công nhịp nhàng. Bất kì một mắt xích công việc nào trục trặc nghiêm trọng có thể xảy ra sự cố. Vì vậy, công tác quản lý tổ chức thi công phải chặt chẽ có hiệu quả.
  • Tốc độ thi công nhanh và nói chung với nhà cao tầng chỉ cần 5-6 ngày là trượt xong một tầng còn kết cấu vách cứng chỉ cần 3-4 ngày là trượt xong một tầng. Tầng của nhà cao tầng cáng nhiều thì hiệu quả rút ngắn thời gian thi công càng lớn.
  • Từ tầng đáy đến tầng mái, chỉ cần lắp dựng ván khuôn, một lần tháo dỡ, vì vậy so với các công nghệ ván khuôn khác, công nghệ trượt tiết kiệm rất nhiều ván khuôn, gỗ và nhân công. Trên hiện trường, nhân công dùng để thi công kết cấu chính thường vào khoảng 0.6-0.7 ngày công /m2 sàn, ván khuôn tốn khoảng 0.004 m3/m2 sàn. Nhưng dùng phương pháp này  nếu không có nhân viên quản lý và nhân viên thao tác thành thục thì khó đảm bảo chất lượng, khó khống chế sai lệch kết cấu khối vách.
FEATURED TOPIC